Ung Châu Tàng Cốc

Chương 3: Trị độc, trừ tà


trước tiếp
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Theo lời thầy, buổi chiều mát mẻ, tôi lấy chiếc xe đạp, chở cô gái về phố. Trên suốt quãng đường đi, tôi chỉ hỏi và biết được tên của cô ấy là An, ngoài ra nguyên nhân vì sao lại bị rắn độc cắn thì dù thắc mắc nhưng cũng ngại mở miệng hỏi. Chỉ biết An rất lo lắng về tình hình của cha cô ấy, tôi nói rằng cứ yên tâm đi, cả phố Hoa này ai không biết thầy tôi cao tay như Hoa Đà tái thế. Đạp xe gần năm cây số đưa An về khu phố người Pháp, không từ biệt, tôi vội về tiệm thuốc của thầy. Lấy một ít trầm hương, một ít đèn cầy, tìm mua thêm một cân rượu loại cực nặng và một bao gạo nếp như lời thầy đã dặn.

Về đến nhà thì đã chập choạng tối, trong bữa cơm, thầy bảo tôi rót rượu để cả tôi và A Lủ đều cùng uống. Xong đâu đấy, thầy bảo hai đứa chúng tôi cùng xuống phụ sắt một ít thuộc, để chuẩn bị lát nữa sẽ thực sự trị bệnh cho lão bị rắn ma cắn. Lúc này thấy sự thắc mắc của hai đứa, thầy mới bắt đầu giải thích thêm, sau khi đã hút nọc độc rắn ra rồi nhưng trong người vẫn còn lại một loại độc khác mà viên đá không hút được, loại này đã lan khắp cơ thể rồi, để chữa dứt hẳn thì phải dùng cách khác, mà cách này ông học được trong lúc ở bản Miêu năm nọ, từ tay thầy mo của bản. Đại ý người dân tộc Miêu ở đó cho rằng nếu không phải vô tình đạp phải hốc rắn, thì nó chỉ tấn công những người mang tử khí như những người đào mồ, bốc mả và phụ nữ mang hàn khí mà thôi, loại độc này ngấm dần vào cơ thể và tàn phá linh hồn người bị cắn, để lại cái xác không hồn mục rữa dần dần như sự trừng phạt những ai đụng đến sự an nghỉ vĩnh hằng của những chiến binh đã khuất.

Chờ đến nửa đêm, thầy bảo bọn tôi đổ gạo nếp ra phản, đốt trầm trong góc nhà, rồi thầy cắm bảy cây nến chung quanh người bệnh và lại rót rượu nặng ra, để một lần nữa ba người cùng uống cạn một chén, vì thầy giải thích là để tránh hàn độc xâm nhập cơ thể. Người đàn ông lúc này nằm trên gạo nếp, chung quanh nến thắp sáng lập lòe tựa như một nghi thức cổ xưa nào đó, rất ma mị. Thầy lấy một con dao nhỏ, rạch một đường ngay tại vết cắn, đổ chỗ rượu còn lại vào vết thương và rưới lên cả gạo nếp chung quanh phản, đoạn châm lửa chỗ vết cắn. Loại rượu nặng này cháy như cồn, nó phụt lên một tia lửa và lan dần ra chỗ gạo nếp theo một đường đi kỳ lạ mà dường như rất quen thuộc. Khi lửa lan gần hết một vòng quanh tấm phản, thì có chuyện kỳ quái xảy ra làm tôi và A Lủ há hốc mồm kinh ngạc, còn thầy thì vẫn không tỏ thái độ gì, dù tôi nhận thấy ông đang rất căng thẳng. Từ chỗ vết thương, đám lửa chuyển thành màu đen chũi, nhưng vẫn bập bùng cháy, lửa đen này lan theo đường lửa cũ mà đi, đến bây giờ tối mới biết vì sao lại quen thuộc như thế, vì đường lửa này hiện tại giống như một con rắn đen đang trườn trên mặt đất vậy, nó trườn đến đâu, thì gạo nếp chung quanh nó cũng chuyển sang màu đen như nếp than. Các cây đèn cầy cũng phụt tắt dần khi vệt lửa trườn đến. Nó đi một vòng từ phía chân trái, vòng qua đỉnh đầu trườn xuống phía chân phải nơi chúng tôi đang đứng đó dưới bóng cây nến cuối cùng còn lại, chợt nó như lao vào cắn ngọn lửa của bấc đèn cầy. Tôi chắc chắn rằng mình không hoa mắt, vệt lửa đen như con rắn há miện nhe nanh đớp lấy thứ ánh sáng cuối cùng trong căn nhà lá lúc nửa đêm.



Bỗng đâu giữa trời đêm không trăng, không giông gió, một tia sét vang lên nghe sẹt sẹt làm bọn tôi giật mình. Định thần lại thì thấy con rắn đen kia đã biến mất, cây đèn cầy leo lét bập bùng rồi lại bừng sáng lên, vệt lửa trên phản cũng chuyển về màu bình thường vốn có rồi dần lụi tắt. Cả đám người toát mô hôi lạnh khắp người, nhưng cũng không còn vẻ căng thằng nữa. Người đàn ông kia chợt lắc lắc cái đầu như đang mơ ngủ, miện lẩm bẩm nói cái gì lạnh, lạnh quá...thầy bảo bọn tôi dọn chỗ gạo nếp, đắp chăn dày cho ông ta rồi đốt lại sáu cây nến đã tắt lúc nãy và cả ba cũng đi nghỉ ngơi. Tôi cứ trằn trọc mải, phần vì thằng Lủ nó gáy như bò, phần thì do trải qua những sự việc kỳ lạ lần đầu được thấy. Cứ suy nghĩ miên man rồi cũng thiếp đi lúc nào.

Sáng thức dậy, thì thấy thầy đang cùng người đàn ông trò truyện gì đó, sắc mặt ông ta còn nhợt nhạt nhưng đã tốt hơn trông thấy, cảm giác như có lại sinh khí của con người. Thầy bảo tôi lấy cháo đã nấu sẵn lên cho người bệnh ăn cho lại sức, rồi ngồi sắt thuốc ngay đó. Nghe loáng thoáng được cậu chuyện giữa hai người, cũng giải đáp được phần nào khúc mắc về người đàn ông và loài rắn ma quái nọ. Cụ thể thì người đàn ông tên Minh, là một nhà khoa học, giáo sư gì đó chuyên nghiên cứu lịch sử, văn hóa các dân tộc thiểu số của Việt Nam. Đoàn công tác được sự hỗ trợ của người Pháp, thám hiểm các khu vực ngoài miền biên giới phía Bắc Việt - Trung, trong quá trình tìm hiểu một hang động nhỏ lưng núi, phát hiện xác một vị tướng quân tọa hóa rất lâu đời, đang khi vui mừng thì có một bóng đen dài phi tới, An đã nhanh tay chém đứt đôi nó xuống, hóa ra là loài rắn mà chúng tôi đã biết. Vì hiếu kỳ, giáo sư đến xem thử thì nó vẫn chưa chết và cắn vào chân ông. Các phương pháp cấp cứu của đoàn dường như không có hiệu quả, và xuất hiện những triệu chứng kỳ lạ chưa từng gặp, nên cả đoàn dừng công việc là và cấp tốc chuyển giáo sư về Nam Kỳ. May mắn cho ông là đã gặp được thầy tôi, người cũng đã có kỳ ngộ với loài rắn ma giữ mả và ông đã được cứu.

Lại nói, sau khi ông bị cắn, mọi người liền đập nát đầu con rắn đen mắt đỏ ấy, thì bỗng nhiên xác vị tướng quân vừa tìm được từ từ tan biến thành tro bụi, chỉ còn trơ lại những mảnh giáp mà thôi. Thầy tôi cho rằng loài rắn này ngoài việc giữ xác, còn có công dụng tỏa ra một số khí, chất có chức năng như thể việc ướp xác vậy. Nên ngay khi nó chết, mới xảy ra hiện tượng cái xác biến mất trước mặt đoàn thám hiểm. Giáo sư Minh cũng rất đồng tình với phán đoán của thầy và đồng ý ở lại đây thêm vài ngày để dưỡng bệnh.

trước tiếp
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương.
ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -